Chào các bạn,
Trong quá trình chống thấm sân thượng , sàn mái bằng vật liệu chống thấm Polyurethane, có rất nhiều người hỏi tôi làm sao để hoàn thiện bằng các chi tiết khác như đi vữa bảo vệ hoặc ốp lát gạch hoàn thiện? Vì bề mặt của vật liệu Polyurethane khá là mịn, trơn tru và gần như không có một lỗ hở nào để các vật liệu khác có thể bám dính lên. Thế thì làm sao đây. May thay tôi có tham khảo một số tài liệu nước ngoài, thì cuối cùng cũng có phương án để tăng bám dính cho bề mặt này. Cùng tôi tìm hiểu nhé!
VĂN HÓA
Ở các nước phát triển, họ có những kiểu thiết kế không đơn thuần là ốp lát gạch hoàn thiện. họ có thể trải thảm cỏ , cách nhiệt bằng các loại mút hay thậm chí để trơ nhẵn polyurethane trên sân thượng. Bên cạnh đó là các loại vật liệu plastic ( mastic) có độ kết nối rất tốt với polyurethane nên khả bám dính không phải là vấn đề.
Ở Việt Nam thì khác, khí hậu khá nóng và độ ẩm cao nên vật liệu dễ bị hư hại. Các loại gạch ốp lát được nung nóng , phủ men hoặc do bản chất đá tự nhiên nên có độ ổn định với thời tiết hơn, chính vì vậy nó thường được lựa chọn là lớp che chắn bảo vệ kết cấu trên sân thượng. Tuy nhiên, các công nghệ về keo bám dính , giữa các vật liệu khác nhau của chúng ta chưa phát triển, kéo theo dù vật liệu tốt nhưng tách lớp, hoạt động riêng lẻ thì cũng không phát huy hết hiệu quả.
BẢN CHẤT VẬT LIỆU
Khác với các vật liệu chống thấm gốc xi măng , Bề mặt Polyurethane sau khi hoàn thiên khá là trơn tru, không một vết hằn. Do cấu tạo chỉ từ các liên kết phân tử tạo ra từ phản ứng polyol với isocyanate khi tiếp xúc với không khí , đông kết lại tạo thành một màng chống thấm đàn hồi và liên tục.
Khi hình thành lên màng chống thấm polyurethane thì giá trị của nó nằm nó ở chỗ ngăn cách sự xâm nhập của nước tấn công vào kết cấu, bên cạnh đó là các yếu tố đàn hồi, co giãn chống chịu với thời tiết. Vì các bước hoàn thiện khác nhau, thời tiết khu vực cũng khác nhau nên không thể yêu cầu nhà sản xuất đáp ứng mọi yêu cầu.
CÁCH TĂNG BÁM DÍNH BỀ MẶT
Đối với việc hoàn thiện bằng vữa, gạch ốp lát thì chúng ta cần phải độ nhám nhất định thì mới bám dính được. Một số mô hình nước ngoài người ta thấy vì bề mặt Polyurethane hay epoxy đơn điệu , trơn tru quá mới trang trí thêm bằng các hạt cát , hạt thủy tinh mịn lên trên bề mặt ấy.
Để có thể kết dính được chúng, người ta lợi dụng khi tấm màng Polyurethane hay Epoxy còn ướt - đóng vai trò như một Chất kết dính mà liên kết chúng lại với nhau. Người ta cũng phân ra hai cách làm:
Cách 1 : Trộn các loại vật liêu trang trí vô cơ như các hạt cát vào hỗn hợp Polyurethane để tạo thành 1 thể đồng nhất. Sau đó mới dùng các vật dụng như bay, bả để thi công. Phương án này khá tốt nếu lớp màng đủ dày để giam các vật liệu trang trí bên trong, hoạt động như thể đồng nhất.
Cách 2: Rắc khô các hạt trang trí lên trên bề mặt Polyurethane hay Epoxy còn ướt.
Phương pháp nào được, nhưng khác biệt ở chỗ cách số 2 thường được lựa chọn vì ít làm ảnh hưởng đến độ nhớt cũng như tính năng vật liệu chống thấm. Độ mịn của hạt cần nhỏ để khẳ năng màng ướt giữ hạt càng cao, tạo vai trò như một lớp chân ghì chặt lớp vữa hay keo dán sau này.
KẾT LUẬN
Vậy chúng ta có thể suy kết cho cách thực hiện tăng bám dính nhưng không phải để trang trí mà để phục vụ cho công tác hoàn thiện khác như cán tô vữa bảo vệ, ốp lát gạch trang trí. Việc thêm hạt cát vào bề mặt cũng tăng thêm sự bền bỉ và khả năng đi lại cho sàn.
Chúc các bạn thành công!
COMMENTS